Những biến động Sông_Sa_Lung_(Thái_Bình)

Sau khi hoàn thành sông đã góp phần đắc lực vào tưới tiêu cho đồng ruộng vùng thuần nông. Những năm sau đó cỡ 11 nhánh được các thổ hào địa phương đứng ra đào tiếp, tạo ra mạng tưới tiêu hiệu quả.[1]

Bên cạnh đó, sông Sa Lung trở thành kênh giao thông đường thủy cho thuyền vài tấn trở xuống, di chuyển bằng đẩy sào. Điều này rất có ý nghĩa khi giao thông đường bộ chưa phát triển, chỉ mới có vài xe ngựa chạy và chưa có xe cơ giới. Nó để lại dấu ấn là các cầu cố định bằng beton hay sắt thép bắc qua sông, xây dựng từ thời Pháp như cầu Rều Lưu trữ 2015-12-22 tại Wayback Machine (xã Thăng Long, Đông Hưng)[4], cầu Ngận (xã Văn Lang, Hưng Hà),... hay sau này cầu làm trước năm 1975 như cầu Đót[liên kết hỏng] (xã Văn Lang, Hưng Hà), đều làm cao, có đáy cầu cao hơn mặt nước 3 m. Các cầu tre (hay cầu khỉ) thì bố trí "thanh quá giang" ở giữa sông để thuyền nhấc lên mà qua. Việc bảo vệ sông thông thoáng vì thế mà cũng được chú trọng.

Sau khi đất nước thống nhất, sự phát triển giao thông cơ giới và xe đạp đã dẫn tới xóa sổ loại thuyền vận tải vài tấn ở miền bắc. Trên sông không còn thuyền vận tải nhỏ qua lại. Từ 1985 khi làm lại các quốc lộ thì các cầu lớn qua sông Sa Lung là cầu Đống Năm trên quốc lộ 10, cầu Nại trên quốc lộ 39 đều được hạ cốt. Các cầu tre cũng được thay bằng cầu beton cỡ nhỏ và thấp. Ngày nay sông không còn thông thoáng cho thuyền bè nữa.

Đáng chú ý là quy hoạch 1976 đưa ra việc chỉnh lại đoạn sông ở huyện Đông Hưng, từ làng Kim Bôi đến thị trấn Đông Hưng sẽ đi dọc quốc lộ 39 rồi đổ ra sông Tiên Hưng, với ý tường tạo ra hai đường giao thông thủy-bộ nhộn nhịp chạy song song. Tuy nhiên sau khi thực hiện được việc lấp sông tại làng Kim Bôi (xã Liên Hoa - vòng tròn vàng trong ảnh) thì mọi việc dừng lại. Nó dẫn đến đoạn sông phía đông nam bị lấn chiếm (vòng ellip màu lục), gây khó khăn cho tưới tiêu của xã Minh Phú, và vấn đề khôi phục dòng chảy hiện đang tranh cãi.